NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỘT QUỴ MÙA LẠNH VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỘT QUỴ MÙA LẠNH VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Theo nghiên cứu từ cục Thống kê, kiểm chứng và đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu, đột quỵ là hay xảy ra vào mùa đông với tỷ lệ gia tăng lên đến 30%. Vậy, cụ thể các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ mùa lạnh là gì? Làm thế nào để phòng ngừa? Cùng Abipha tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây:

Các nguyên nhân gây đột quỵ mùa lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ trong mùa lạnh. Trong đó, điển hình phải kể đến các yếu tố sau:

  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Nền nhiệt giảm đột ngột, đặc biệt đang trong nhà ấm áp hay chăn ấm bước ra ngoài trời lạnh dẫn tới cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó, khiến mạch máu bị co hẹp lại trong lòng mạch, tăng áp lực lên mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp, từ đó dẫn đến xuất huyết não – nguyên nhân đột quỵ phổ biến.
  • Nhiệt độ giảm sâu: Vào mùa Đông nền nhiệt giảm sâu làm cho độ nhớt máu tăng, máu dễ bị đông đặc tạo ra huyết khối, mạch tắc cứng. Điều này khiến cho lượng máu đến não ứ đọng lại, hình thành máu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.
  • Thực phẩm: Mùa lạnh làm chúng ta có xu hướng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu năng lượng, bao gồm các loại thực phẩm nhiều chất béo, giàu calo có thể dẫn bạn đến gần hơn nguy cơ bị đột quỵ mùa lạnh.
  • Uống rượu bia thường xuyên vào mùa đông làm cho lượng cồn tồn đọng trong máu quá lâu. Kết quả gây ra huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu tăng cao và độ kết dính của máu giảm, nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não cũng tăng theo.
  • Người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị đột quỵ.

Cách phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh

Đột quỵ xảy ra rất đột ngột và để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Do đó, để giảm thiểu những rủi ro của đột quỵ vì tác động của thời tiết, khí hậu, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đẩy lùi nguy cơ đột quỵ mùa lạnh đến từ bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu,…Bạn nên bổ sung các loại rau củ quả, chọn thịt trắng, hải sản, trứng để giúp bổ sung protein, hạn chế thịt đỏ, hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đường,…

Chăm chỉ vận động, thể dục thể thao: Tập thể dục, vận động cơ thể có vai trò tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện sức khỏe, nhịp tim khỏe mạnh. Vì thế, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày và 4 lần/ tuần để phòng tránh nguy cơ cao mắc tim mạch và đột quỵ mùa lạnh. Tuy nhiên, cần mặc đủ ấm khi ra ngoài luyện tập và tránh hoạt động thể thao ngoài trời vào những ngày quá lạnh, đặc biệt là thời điểm sáng và tối.

Giữ ẩm cho cơ thể: Nhiễm lạnh là yếu tố chính dẫn đến cao huyết áp làm cho mạch máu chịu áp lực và bị vỡ. Do đó, bạn nên giữ ấm cho bản thân đặc biệt vào thời điểm sáng sớm, chiều tối.

Xây dựng lối sống lành mạnh: Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các loại thực phẩm đông lạnh. Đồng thời, duy trì đồng hồ sinh học giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya, stress kéo dài,…

Thăm khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ là một trong các cách giúp ngăn ngừa đột quỵ. Đặc biệt, với các phường hợp có tiền sử hoạch nguy cơ cao đột quỵ các bác sĩ có thể đề ra kế hoạch điều trị tối ưu để kiểm soát tình trạng của bệnh hiệu quả, an toàn. 

Hiện nay, thời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển lạnh với nền nhiệt thấp có thể xuống dưới 10 độ C. Do đó, việc tuân thủ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh là rất cần thiết.

 

Gửi ý kiến

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *